Cần lưu ý khi bấm huyệt

Bấm huyệt là phươp pháp trị liệu lâu đời được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Hiện nay, ở Việt Nam đây cũng là phương pháp phổ biến và được yêu thích. Vậy phương pháp bấm huyệt là gì, cần lưu ý gì trước khi sử dụng phương pháp này. Cùng Delight khám phá nhé!

Bấm huyệt là gì? 

Bấm huyệt hay xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh dựa trên lý luận của Y học cổ truyền. Đặc điểm chính của xoa bóp bấm huyệt là khi tiến hành trị liệu người ta sử dụng bàn tay, ngón tay; kết hợp với thủ thuật xoa xát, day ấn, vận động các khớp… để tác động lên da, thịt, gân, khớp xương của người bệnh; nhằm đạt mục đích chữa bệnh và phòng bệnh.

Nguyên lí của bấm huyệt là giúp khai thông kinh lạc từ đó  kích thích cơ thể tự chữa lành và cải thiện chức năng của các cơ quan, đồng thời phòng ngừa và điều trị các bệnh lý hoặc vấn đề đang gặp phải.

 

Không chỉ ở Việt Nam và các nước châu Á mà các nước phương Tây với nền y học tiên tiến như Pháp, Mỹ,… phương pháp này cũng được sử dụng phổ biến.

 

Hiểu về bấm huyệt và cần lưu ý khi bấm huyệt

Tại sao bấm huyệt lại hiệu quả?

Các huyệt đạo trong cơ thể là nơi ra vào của thần khí, tập trung cơ năng hoạt động của kinh lạc và tạng phủ. Do đó khi bấm huyệt ta tác động một lực vào các huyệt này để điều hòa các rối loạn và cân bằng lại cơ thể.

Đồng thời huyệt đạo  cũng là cửa ngõ xâm lấn của các tác nhân xấu từ bên ngoài vào trong cơ thể nên khi chính khí suy giảm tà khí sẽ có điều kiện để xâm nhập và gây nên bệnh. Bấm huyệt cũng sẽ giúp thải các phần tà khí ra khỏi cơ thể.

 

Các lưu ý khi bấm huyệt

Bấm huyệt bị đau: Nếu chưa từng bấm huyệt thì huyệt đạo dễ bị ách tắc vì chưa bao giờ được tác động, khi bấm lần đầu sẽ gặp tình trạng căng cứng nên có cảm giác đau. Cảm giác này sẽ bớt đau khi bạn thực hiện bấm huyệt nhiều lần hơn. Việc bấm huyệt bị đau cũng có thể do bạn dùng phương pháp này tại nhà và sử dụng lực bấm quá mạnh. Ngoài ra tùy thuộc vào huyệt được bấm là huyệt nào thì sẽ có cảm giác đau ở mức độ nhất định, trong đó huyệt ở vai gáy và lưng rất khó tránh khỏi cảm giác này. 

 

Tác dụng phụ: Bấm huyệt khá an toàn nhưng vẫn sẽ có tác dụng phụ với người thể trạng yếu. Ví dụ như choáng váng, lâng lâng, đau nhức và có thể đau thắt mạnh ở phụ nữ mang thai. Các tác dụng phụ này thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.

Những người không nên sử dụng bấm huyệt: 

  • Người đau vai gáy mãn tính mắc bệnh trung thất hoặc phổi không được bấm huyệt. Vì vậy để chắc chắn, người bị đau gáy mãn tính nên chụp X-quang trước khi sử dụng phương pháp này.
  • Người không chịu được cảm giác đau khi bấm huyệt, mắc bệnh đái tháo đường cũng không nên bấm huyệt.
  • Người đang có chấn thương kín và hở đều không được bấm huyệt
  • Không bấm huyệt khi đang mắc bệnh: viêm vòi trứng, thủng dạ dày, viêm ruột thừa.
  • Phụ nữ có thai cũng cần báo trước tình hình thai kỳ trước khi bấm huyệt

 

Ngoài ra nếu không đủ chuyên môn, bạn cũng không nên tự bấm huyệt tại nhà. Việc thiếu kiến thức có thể dẫn đến rạn xương, tổn thương cơ và biến chứng dây thần kinh. Bạn có thể lựa chọn trị liệu tại các cơ sở uy tín để được trị liệu hiệu quả và an toàn nhất. 

 

Bạn cũng có thể tham khảo các dịch vụ của Delight tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *